Lanolin là gì? Dầu Lanolin có an toàn hay không?

Gần đây trong các group làm đẹp, nhiều chị em không ngừng truyền tai nhau về một loại dầu làm đẹp có tên gọi là lanolin. Nó nổi tiếng với công dụng điều trị cho những người có làn da khô, thường xuyên bị bong tróc, nứt nẻ vì thiếu ẩm. Vậy lanolin là gì? lanolin có công dụng làm đẹp ra sao? 

Lanolin là gì?

“Dầu lanolin là gì” là một trong các câu hỏi được nhiều hội làm đẹp đề cập đến. Lanolin có tên hóa học đầy đủ là anhydrous lanolin. Đây là một loại dầu có màu hổ phách nằm trong tuyến bã nhờn của loài cừu. Vì được lấy từ động vật nên lanolin có quy trình chiết xuất khá phức tạp để có thể đạt chuẩn cung cấp cho người dùng. Hoạt chất này cần phải trải qua nhiều giai đoạn xử lý với công nghệ hiện đại.

dau-lanolin
Lanolin có tên hóa học đầy đủ là anhydrous lanolin

Trong lanolin có chứa các thành phần như este sáp, axit béo động vật và một số chất hữu cơ khác. Khi ở trong môi trường nhiệt độ bình thường, lanolin sẽ có cấu trúc dạng rắn và chuyển sang dạng nhão nếu ở nhiệt độ cao. Hợp chất này có tính kỵ nước, khi sờ vào sẽ thấy khá trơn mượt. Loại dầu này được ứng trong nhiều trong sản xuất mỹ phẩm như kem lanolin cream, son dưỡng môi,…

Cấu trúc và tính chất hóa học của lanolin

Như đã đề cập ở trên, lanolin được chiết xuất từ da cừu trải qua quá trình làm sạch, tẩy màu và khử mùi chúng ta sẽ có một hợp chất tinh khiết. Công thức của lanolin lúc này sẽ không có quá 0.25% nước và có khoảng 0.02% chất chống oxy hóa. Thành phần chính cấu tạo nên lanolin là ester của acid béo, alcol béo cao phân tử hoặc các alcol thơm steroid như cholesterol, lanosterol, dihydro cholesterol, … Ngoài ra, dầu Lanolin còn chứa các alcol thơm và các alcol cao phân tử.

cau-truc-dau-lanolin
Cấu trúc và tính chất hóa học của dầu lanolin

Tính chất dầu lanolin 

  • Nhiệt độ bốc cháy: 445ᵒC
  • Khối lượng: 0.932–0.945 g/cm3 tại 15ᵒC
  • Điểm phát sáng: 238ᵒC
  • Chỉ số khúc xạ: nD 40= 1.478–1.482
  • Độ tan: lanolin ít tan trong nước và ethanol lạnh (95%), tan hoàn toàn trong benzene, ether, chloroform và xăng ether; cuối cùng là tan nhiều trong ethanol nóng (95%);

Ưu và nhược điểm của lanolin oil

Để có thể sử dụng lanolin một cách hiệu quả nhất ngoài việc tìm hiểu “lanolin là gì?” thì bạn cần phải nắm rõ được các ưu và được điểm của nó.

Ưu điểm

  • Lanolin được biết đến là một chất chứa axit béo, có công dụng dưỡng ẩm rất tốt. Nó phù hợp với người có làn da khô nứt, bị bong tróc.
  • Lanolin có khả năng chống lại sự oxi hóa của làn da, làm chậm sự lão hóa và ngăn sự hình thành của các nếp nhăn.
  • Các sản phẩm dưỡng tóc chứa lanolin có công dụng nuôi dưỡng tóc rất cao. Đặc biệt là những mái tóc thiếu chất, bị khô xơ. Sau một thời gian sử dụng bạn sẽ thấy tóc được phục hồi và suôn mượt hơn hẳn. Tình trạng tóc bị rối khi đi trước gió hay mới ngủ dậy cũng sẽ không còn nữa.
  • Dùng kem dưỡng da lanolin để thoa lên những vùng da bị rạn hoặc bị khô nứt khi đang mang thai. Bạn sẽ thấy vùng da này không còn đau rát và bong tróc nữa.

Nhược điểm

Nhược điểm duy nhất của lanolin là không thể dùng được cho da dầu. Vì nó dễ gây bít lỗ chân lông và khiến cho da bị lên mụn.

Bảo quản dầu lanolin như thế nào?

Như đã biết lanolin là một nguyên liệu làm đẹp ở dạng dầu. Chúng khó tan trong nước và có thể tự bảo quản trong vòng 2 năm khi ở nhiệt độ phòng. Bạn không cần bỏ chúng vào tủ lạnh mà vẫn có thể yên tâm về chất lượng của dầu mà không lo bị biến chất. Tuy nhiên bạn cần lưu ý:

  • Không để dầu lanolin ở nơi có ánh nắng mặt trời.
  • Không để lanolin ở nơi có nhiệt độ cao.
  • Nên để dầu lanolin trong hủ, thùng được bọc kín.
  • Không để gần nơi có nước hay khu vực ẩm mốc.
bao-quan-dau-lanolin
Lanolin có thể tự bảo quản trong vòng 2 năm khi ở nhiệt độ phòng

Dầu lanolin có an toàn hay không?

Theo khảo sát cho thấy đối với những người không bị dị ứng thì lanolin phát huy hiệu quả rất tốt. Nhưng vẫn có một số trường hợp gặp phải tác dụng phụ khi dùng lanolin mà bạn cần lưu ý như:

  • Người dị ứng với lanolin: Một số người có làn da mẫn cảm khi dùng lanolin sẽ dẫn đến tình trạng bị dị ứng. Cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như: phát ban, vùng da thoa lanolin bị sưng, … Nếu bạn thuộc trường hợp này thì không nên dùng sản phẩm có chứa lanolin.
  • Ngộ độc với lanolin: Trường hợp ngộ độc lanolin xảy ra khi bạn ăn nhầm một lượng lớn lanolin. Đặc biệt là những người dùng son dưỡng lanolin rất dễ nuốt phải chất này. Khi bị ngộ độc bạn sẽ cảm thấy đau bụng, phát ban, nôn mửa,… Tốt nhất bạn nên hạn chế dùng lanolin ở các khu vực gần môi và để sản phẩm tránh xa tầm tay trẻ nhỏ.
dau-lanolin-an-toan-khong
Lanolin trên thị trường do bộ y tế kiểm duyệt và cấp phép sử dụng

Lưu ý:

Khi dùng lanolin để tự làm kem dưỡng da tại nhà. Bạn cần chú ý dùng liều lượng sử dụng hợp lý, chính xác. Nếu bạn có làn da mẫn cảm thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Như vậy chúng tôi đã giải đáp cho bạn câu hỏi dầu “lanolin là gì?” cũng như đưa ra các thông tin hữu ích liên quan đến loại nguyên liệu làm đẹp này. A.Q.P Group hy vọng qua bài viết trên quý khách sẽ có thêm sự lựa chọn phù hợp khi mua sản phẩm làm đẹp cho mình. Nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc nào về giá thành, quy trình sản xuất dầu lanolin. Thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để các chuyên viên giải đáp chi tiết nhé.

Thông tin liên hệ: Công ty cổ phần Dược mỹ phẩm A.Q.P Việt Nam

  • Địa chỉ: Số 172, Ngõ 75, Trần Quang Diệu, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội
  • Điện thoại: 079 918 1111
  • Email: aqpgroupvn@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *